Nên giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn

Nên giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn
Nên giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn

Liên hệ

 

Bác sĩ nha khoa thường khuyên nên nhổ bỏ răng khôn bởi vì nhận định nó không có chức năng ăn nhai mặc dù chiếc răng này chưa gây khó chịu hay triệu chứng bất lợi gì. Việc nên nhổ bỏ hay tiếp tục giữ lại cái răng khôn này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tình trạng răng, mức độ ảnh hưởng, mong muốn,..

Nội dung chi tiết:
 

  Nên giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn?

 

 

Image result for răng khôn

 

 

 

Ngoại trừ cái răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt hay sâu răng trầm trọng cần phải nhổ, thì thực tế người ta vẫn chưa biết trước được liệu cái răng khôn mọc thẳng có gây biến chứng gì hay không khi những phiền toái của nó mang lại cho chúng ta là không hề nhỏ.

 

 

Một số bác sĩ nha khoa thường khuyên nên nhổ bỏ răng khôn bởi vì nhận định nó không có chức năng ăn nhai mặc dù chiếc răng này chưa gây khó chịu hay triệu chứng bất lợi gì.

 

 

Image result for sâu răng số 7

 

 

Quan điểm này đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa thể thống nhất bởi vì chức năng của cái răng khôn vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng những ảnh hưởng tiêu cực và nguy cơ từ những cái răng khôn này thì rất phổ biến.

 

 

Việc nên nhổ bỏ hay tiếp tục giữ lại cái răng khôn này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tình trạng răng, mức độ ảnh hưởng, mong muốn,…

 

 

Bắt buột phải nhổ trong trường hợp sâu răng trầm trọng, mọc lệch ảnh hưởng cái răng kế bên hay ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, hay bạn mong muốn nhổ bỏ răng khôn bởi vì vấn đề vệ sinh khó khăn, hay cái răng ấy đang bị viêm gây đau nhức khó chịu thường xuyên,..

 

 

Với trường hợp cái răng khôn mọc thẳng thì việc nhổ còn tùy vào mong muốn của bạn, như mong muốn nhổ bỏ răng khôn bởi vì vấn đề vệ sinh khó khăn, hay cái răng ấy đang bị viêm gây đau nhức khó chịu thường xuyên cho bạn,..hay mong muốn giữ lại cái răng này vì bạn tự tin sẽ chăm sóc nó thật tốt, hay chỉ đơn giản là do tâm lý bạn sợ việc nhổ răng đau đớn hay lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân như lời người khác nói,..hay giữ lại để thực hiện chức năng ăn nhai khi bạn bị mất nhiều răng hàm,..

 

 

Dù cho bạn chưa biết quyết định thế nào với cái răng khôn thì quan trọng nhất là bạn vẫn phải cần đi khám và gặp bác sĩ chuyên khoa, khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp phim và để báo chính xác tình trạng răng của bạn, sau đó tư vấn phương án nào là cần thiết, giữ được hay không nên giữ cái răng khôn này.

 

 

Bên cạnh đó bạn cũng cần hiểu rõ những lợi ích và tác hại có thể xảy ra khi giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn.

 

 

Những lợi ích từ việc giữ lại cái răng khôn mọc thẳng:

 

 

Nếu răng khôn mọc thằng bình thường không làm ảnh hưởng răng kế bên và việc vệ sinh răng không gây khó khăn cho bạn thì việc giữ lại những chiếc răng khôn này sẽ có các lợi ích nhất định sau:

 

 

- Thứ nhất là việc giữ nguyên được hàm răng, nếu mỗi bên hàm đều có răng khôn mọc thẳng thì tổng cộng răng bạn là 32 cái, cộng với việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp cho bạn có bộ răng khỏe, thực hiện được đầy đủ các chức năng.

 

 

Image result for hàm răng

 

 

 

- Thứ hai là bạn không phải trải qua cuộc phẫu thuật nhổ răng nào, nhất là khi tâm lý bạn rất lo ngại việc nhổ răng này sẽ gây đau đớn, mất thời gian, lo lắng trong việc ăn uống khó khăn sau khi nhổ hay vì lý do nào khác.

 

 

Image result for răng số 7

 

 

- Thứ ba là có thể mang lại giải pháp phục hình cầu răng sứ dễ dàng khi trường hợp bạn mất cái răng số 7 kế bên, cái răng khôn mọc thẳng này có thể được dùng làm trụ để phục hình cầu răng cho bạn không phải trống răng khi bạn không muốn chọn giải pháp răng tháo lắp hay cắm trụ Implant thay thế răng mất.

 

 

Image result for cầu răng sứ
 

 

Những phiền toái từ răng khôn

 

 

- Trong quá trình tiến hóa, xương hàm của con người bé dần, phần lớn chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng, 14 răng ở hàm trên và 14 răng ở hàm dưới. Nhưng thực tế nếu tính thêm răng khôn cho mỗi bên hàm nếu mọc đầy đủ thì một người sẽ có 32 cái răng.

 

 

Image result for hàm răng

 

 

- Vì răng khôn mọc sau cùng, thường vào độ tuổi từ 17 – 25 khi những cái răng khác đã mọc ổn định, trong trường hợp xương hàm không đủ chỗ thì những cái răng khôn mọc sau cùng này không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường sẽ tự tìm đường khác, như có thể mọc ngược về phía xương hàm hay mọc đâm thẳng về phía răng số 7 kế bên và húc vào răng này gây ảnh hưởng cho nó và có thể gây hại cho cả hàm răng.

 


- Quá trình mọc 2 răng khôn hàm trên thường diễn ra bình thường, nhưng với 2 răng khôn hàm dưới thì hay mọc lệch hơn do xương hàm dưới hẹp.

 

 

 

 

- Răng khôn hàm dưới mọc có thể lệch về phía trước, hay đâm vào cái  răng số 7, lệch ra vùng má, hay mọc kẹt, mọc ngầm chìm trong xương hàm, bị  lợi bao trùm hoặc bị cả xương và lợi che phủ.

 

- Hoặc có trường hợp răng khôn cùng chung lá mầm với răng số 7 kế bên. Khi mọc, răng số 7 kéo mầm răng số 8 hướng về gần, dễ gây tư thế lệch gần.

 

 

- Răng khôn mọc kẹt gây viêm lợi trùm và các tai biến khác, nhất là khi ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi gây viêm mủ. Viêm lợi trùm là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng, biểu hiện viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn, đôi khi kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Để giải quyết tạm thời nha sĩ sẽ cắt lợi trùm, tuy nhiên viêm lợi trùm có thể tái phát sau cắt.

 


 

 

- Việc chải và làm sạch vùng răng khôn cũng gây nhiều khó khăn, vì răng trong cùng bàn chải khó đưa tới, nhất là với những cái răng mọc kẹt, mọc ngầm,..sẽ cản trở việc vệ sinh răng này sạch sẽ hoàn toàn. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn ở mặt xa răng số 7 kế nó.

 

 

- Nếu ổ viêm lan rộng làm mặt bệnh nhân có thể bị sưng to nơi vùng răng đó, vùng lợi ở góc hàm căng đỏ, có mủ, gây đau đớn, bệnh nhân không há được miệng và không ăn uống được.

 

 

- Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, lúc đó viêm túi mủ răng khôn có thể chuyển thành viêm phần mềm xung quanh, áp - xe hoặc viêm tổ chức liên kết, có thể lan vào xương hàm gây cốt tủy viêm xương hàm…trong một số trường hợp những bất thường của răng khôn không được chữa kịp thời sẽ gây nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

 

Image result for sâu răng khôn

 

 

Răng khôn mọc lệch còn gây ra các tác hại cho các răng khác như:

 

 

- Gây sâu răng: Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh, sự tích tụ này lâu ngày gây sâu răng, đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.

 

 


 

 

- Gây viêm lợi: Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm nhiễm trùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng và cứng khít hàm.

Bệnh viêm lợi này tái phát nhiều lần chưa được chữa trị, và những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

 

 

 

 


- Gây viêm nha chu: nếu răng bị viêm nướu lâu ngày và không được điều trị sẽ gây nên bệnh nha chu, giai đoạn trầm trọng sẽ dẫn đến lung lay và mất răng, nhất là ở bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém.

 


- Làm các răng khác mọc chen chúc: Khi các răng khôn mọc kẹt sẽ đẩy các răng nằm phía trước, một răng khôn mọc kẹt cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa, để ngăn ngừa việc này thì việc nhổ bỏ răng khôn là cần thiết.

 


Image result for răng chen chúc

 

 

- Viêm mô tế bào: Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như má bị phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, người bệnh bị đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn, có thể có triệu chứng nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra qua lỗ rò trong miệng hoặc ra ngoài da.

 



- U nguyên bào men: Trường hợp này khá hiếm gặp và việc điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.

 


- Hủy hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị sâu răng, viêm tủy, triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó. Nếu không điều trị kịp thời thì kẽ răng ở đây bị viêm lâu ngày sẽ gây tiêu xương, viêm quanh cuống răng và lung lay dẫn đến phải nhổ bỏ răng, ảnh hưởng về lâu dài là giảm sức nhai của hàm răng vì những răng kế bên nó là những răng chủ lực nhai của hàm, khi đó phải tốn kém chi phí và thời gian để phục hình răng khắc phục chức năng ăn nhai này.

 

 

Image result for đau răng

 

 

Với những phiền toái và những tác hại của răng khôn sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn nên nha sĩ thường khuyên nên nhổ răng khôn trước khi nó gây ra cho bạn những ảnh hưởng tiêu cực này. Nên khi mọc răng khôn thì bạn nên đi khám để nha sĩ tư vấn cho bạn phương án an toàn nhất cho sức khỏe toàn thân và răng miệng.

 

 

Phòng khám Nha Khoa Thái Dương với đội ngũ Thạc sĩ – Bác sĩ chuyên khoa trên 15 năm kinh nghiệm, chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị, kỹ thuật nhổ răng nhẹ nhàng, an toàn, không đau, vô trùng tuyệt đối. Chúng tôi luôn mong muốn mang lại cho mọi người một nụ cười tư tin,thoải mái và sự thân thiện khi đến chăm sóc và điều trị dịch vụ răng miệng tại đây.

 

 

 

 

Gửi phản hồi mới

Tư vấn nha khoa

ĐC1: 104 Nguyễn Phi Khanh, P. Tân Định, Q1, Tp.HCM          

ĐT: (028).3822 2487 / 0283 8202739 

ĐC2: 264 Hai Bà Trưng, P. Tân Định, Q.1, Tp.HCM

ĐT: (028).38295648  -0283 8202 738

ĐC3: 26/1 D5, P25, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
(Đối diện ĐH Ngoại Thương/ Chung Cư D5)

ĐT:  (028).3511 5257  / 0283. 5115 186

Hotline: 090 382 3059 - 0912.787.618

Email: nhakhoathaiduong@gmail.comthuynga23@yahoo.com

 

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn viên
    0903823059 - 0913803557
  • Hotline: 0903823059

Bản đồ

Quảng cáo