Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng và những vấn đề răng miệng thường gặp

Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng và những vấn đề răng miệng thường gặp
Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng và những vấn đề răng miệng thường gặp

Liên hệ

 
Thủ thuật nhổ răng cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe người bệnh, nhất là những trường hợp có tiền sử bệnh, phụ nữ mang thai,…thì cần phải thận trọng

Nội dung chi tiết:
 

 Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng và những vấn đề răng miệng thường gặp

 

Vấn đề chăm sóc và điều trị răng miệng hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những phụ nữ trong thời kỳ mang thai bởi vì trong giai đoạn này họ thường gặp những bệnh lý về răng miệng.

 

 

Rất nhiều chị em phụ nữ băn khoăn và lo lắng là khi mang thai có được nhổ răng hay có được làm bất cứ các điều trị chăm sóc răng miệng, liệu những tác động này có ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân bà mẹ và thai nhi không?

 

 

 

 

Trong khi thủ thuật nhổ răng cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe người bệnh, nhất là những trường hợp có tiền sử bệnh, phụ nữ mang thai,…thì cần phải thận trọng, khi ở trong trường hợp này thì nên báo trước để nha sĩ  nắm rõ tình hình sức khỏe và đưa ra liệu trình điều trị tốt nhất.

 

 

 

 

Sự lo lắng này cũng là có cơ sở bởi vì giai đoạn mang thai là giai đoạn cực kỳ quan trọng, những tác động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi giai đoạn đó hoặc sau này.

 

Phòng khám Nha khoa Thái Dương xin đưa một vài thông tin hữu ích liên quan để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

Trước hết xin nói về các vấn đề răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai:

 

Các bệnh lý răng miệng này và việc nhổ răng có liên quan với nhau, vì khi bệnh trầm trọng thì có thể dẫn đến việc nhổ răng.

 

 

Khi phụ nữ mang thai sẽ có sự thay đổi về hoocmon Estrogen và Progestorome , có thể gây ra triệu chứng bị viêm sưng lợi, là nơi tích tụ của vôi và vi khuẩn, một trong những nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Sự thay đổi về nội tiết và mao mạch sẽ làm cho mảng bám vi khuẩn và bệnh nha chu dễ xuất hiện.

 

 

Image result for răng hút thuốc lá

 

 

Trong những tháng đầu tiên khi mang thai, bệnh răng miệng ở sản phụ chưa tăng đáng kể, nguyên nhân thường thấy có thể là do phụ nữ mang thai hay bị nôn và buồn nôn, nhất là từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, và nhất là ở những phụ nữ mang thai lần đầu. Chính điều này làm thay đổi mội trường pH trong khoang miệng, làm xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến dễ phát sinh bệnh lý về răng miệng.

 

 

Image result for phụ nữ mang thai

 

 

Nhất là trong thời kỳ mang thai tháng thứ 2, các bựa vôi, bựa thức ăn dễ bám và tích tụ trên răng, phần lợi ở xung quanh chân răng bị viêm sưng đỏ, dù không đau nhức nhưng sẽ có hiện tượng lợi bị chảy máu khi đánh răng.

 

 

Image result for nướu

 

 

Trên thực tế những phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về răng miệng, do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, thì sự thay đổi này rất khó để nhận thấy, nhưng đối với những phụ nữ sức khỏe yếu thì khi mang thai lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.

 

 

Thai nhi vào khoảng 24-25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ, lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể người mẹ, trong máu của người mẹ khi ấy nếu không đủ lượng canxi để cung cấp bổ sung cho thai nhi, đồng thời cơ thể người mẹ cũng đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi cần thiết cho bản thân, và sự “hy sinh” đầu tiên của người mẹ cho quá trình này chính là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

 

 

http://images.hotdeals.vn/images/detailed/608/123698_Slide_1.jpg

 

 

Khi mang thai, do chứng ói, ợ chua khá thường gặp, acid từ dạ dày tiếp xúc với men răng và ngà răng, làm xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm.

 

 

 

 

Việc thai nhi lớn lên, dạ con sẽ phình ra, khả năng tích trữ của dạ dày sẽ bị thu hẹp lại, làm cho người mẹ luôn có cảm giác chóng no và chóng đói, chế độ ăn uống thay đổi như: thèm ăn một số loại thức ăn đặt biệt, thường xuyên ăn vặt nhất là bánh ngọt, ăn các bữa phụ giữa các bữa ăn chính, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, các thức ăn ngọt và các nước uống có gas chứa carbonate có thể làm dịu cảm giác buồn nôn nhưng dễ gây ra sâu răng và nguy cơ sâu răng rất cao.

 

 

Image result for mòn răng

 

 

Nguyên nhân dễ sâu răng ở phụ nữ mang thai còn do sự thay đổi tuyến nước bọt trong cơ thể, bởi vì trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, góp phần ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng, và trong thời gian mang thai thì lượng nước bọt tiết ra sẽ giảm đi, hậu quả là dễ bị sâu răng, nếu không phát hiện sớm và điều trị thì trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng phải chữa tủy hoặc có thể dẫn đến việc nhổ răng.

 

 

Image result for sâu răng khôn

 

  

Vậy những bệnh lý này và việc nhổ răng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

 

Các nhà khoa học tin rằng những phụ nữ bị bệnh sâu răng có nguy cơ sinh non cao gấp 3 lần so với những bà mẹ mang thai có sức khỏe răng miệng tốt, họ cũng thống kê được rằng là 25% số những phụ nữ bị bệnh sâu răng đẻ non trước tuần thứ 35.

 

 

Image result for sinh non

 

 

Họ cũng khẳng định rằng những người mẹ có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh lý khác, như trẻ dễ bị sâu răng và viêm vòm họng,…

 

Nếu chị em phụ nữ không có thời gian và kế hoạch để chăm sóc và điều trị răng miệng trước khi mang thai, hoặc trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, khi không kịp thời điều trị sớm các răng vừa chớm bị sâu, khi chỗ sâu lớn hơn thì việc điều trị tủy cũng không thể giữ được thì người phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhổ răng, răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm khiến cho các bệnh lý về răng miệng sẽ trở nên trầm trọng hơn.

 

 

 

 

Thường là nên hoãn việc nhổ răng ở người đang mang thai nếu như không thật sự khẩn cấp, vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Chưa kể đến ảnh hưởng của tia X đến thai nhi khi chụp X-quang cần thiết trong quá trình nhổ răng & việc sử dụng thuốc sau khi nhổ răng.

 

Thông thường phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên nhổ răng trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ, bởi vì 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi, 3 tháng cuối thai kỳ thì lúc này thai nhi cũng quá lớn, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng khiến cho bà mẹ mang thai ngất xỉu hoặc gặp các biến chứng không mong muốn.

 

Thời điểm thuận tiện nhất để nhổ răng ở phụ nữ mang thai là 3 tháng giữa thai kỳ, trong trường hợp cần thiết phải can thiệp, thì nhổ răng ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ cần phải có ý kiến của bác sĩ sản khoa để quyết định phương pháp điều trị tối ưu nhất.

 

 

Phụ nữ mang thai cần làm gì cho sức khỏe răng miệng?

 

- Nên đi khám răng thường xuyên.

 

 

http://benhlyrang.com/wp-content/uploads/2014/10/L%E1%BB%A3i-%C3%ADch-v%C3%A0-qu%C3%A1-tr%C3%ACnh-kh%C3%A1m-ch%E1%BB%AFa-r%C4%83ng-khi-mang-thai-cho-b%C3%A0-b%E1%BA%A7u-2.jpg

 

 

- Chú ý chăm sóc răng miệng khi mang thai, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

 

- Chải răng đúng cách, chải răng sau mỗi bữa ăn và ít nhất 2 lần mỗi ngày.

 

 

 

 

- Thai phụ nên chọn bàn chải răng đầu lông mềm vì nướu răng trong thời gian này rất dễ bị tổn thương hơn bình thường.

 

- Ở giai đoạn ốm nghén thì sau mỗi lần nôn hay ợ chua thì cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm lượng acid trong miệng.

 

- Nếu chải răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai thì nên đánh răng nhẹ nhàng rồi sử dụng thêm nước súc miệng.

 

- Nên kết hợp dùng chỉ nha khoa cho sạch các kẽ răng.

 

 

Image result for chỉ nha khoa

 

- Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn uống thực phẩm giàu vitamin C, B12, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, các nước giải khác có gas, …

 

Image result for phụ nữ mang thai

 

 

- Nếu răng bị đau nhức cần uống thuốc giảm đau thì phải có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa hoặc sản khoa, không được tự ý dùng thuốc sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi.

 

Việc chăm sóc răng miệng ở phụ nữ mang thai là rất quan trọng, nếu sức khỏe răng miệng tốt vừa có thể phòng ngừa được các bệnh lý răng miệng, đảm bảo sức khỏe bản thân người mẹ và thai nhi trong thai kỳ và sau này.

 

 

Image result for phụ nữ mang thai khám răng

 

 

Phòng khám Nha Khoa Thái Dương với đội ngũ Thạc sĩ – Bác sĩ chuyên khoa trên 15 năm kinh nghiệm, chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị, Chúng tôi luôn mong muốn mang lại cho mọi người một nụ cười tư tin,thoải mái và sự thân thiện khi đến chăm sóc và điều trị dịch vụ răng miệng tại đây.

 

Gửi phản hồi mới

Tư vấn nha khoa

ĐC1: 104 Nguyễn Phi Khanh, P. Tân Định, Q1, Tp.HCM          

ĐT: (028).3822 2487 / 0283 8202739 

ĐC2: 264 Hai Bà Trưng, P. Tân Định, Q.1, Tp.HCM

ĐT: (028).38295648  -0283 8202 738

ĐC3: 26/1 D5, P25, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
(Đối diện ĐH Ngoại Thương/ Chung Cư D5)

ĐT:  (028).3511 5257  / 0283. 5115 186

Hotline: 090 382 3059 - 0912.787.618

Email: nhakhoathaiduong@gmail.comthuynga23@yahoo.com

 

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn viên
    0903823059 - 0913803557
  • Hotline: 0903823059

Bản đồ

Quảng cáo